Giỏ hàng

[GIẢI ĐÁP] Người mệt mỏi chân tay rã rời là bệnh gì?

Tác giả Thu Hien 16-10-2024 18

Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thường thấy ở nhiều bệnh lý. Do đó để biết chính xác bạn bị mệt mỏi chân tay rã rời là bệnh gì cần có sự chuẩn đoán từ bác sĩ. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Nhà thuốc Thảo Trinh chỉ giúp bạn biết được những bệnh lý liên quan mật thiết với mệt mỏi. Đồng thời giúp bạn hiểu chính xác hơn về mệt mỏi - từ ngữ chung chung mà chúng ta vẫn đang dùng hàng ngày để chỉ trạng thái uể oải, lừ đừ.  

Mệt mỏi là gì?

Mệt mỏi là tình trạng thiếu năng lượng. Cả cơ thể bạn gần như không có sức, chân tay lúc nào cũng có cảm thấy rã rời, mất sức. Cảm giác lúc này tương tự như khi bị cảm cúm hoặc mất ngủ liên tục. Khi mệt mỏi kéo dài, bạn sẽ bị kiệt sức không rõ nguyên nhân. 

Nếu tình trạng mệt mỏi ở mức cao, nó có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn. Việc tập trung làm việc sẽ trở nên khó khăn hơn. Tinh thần cũng xuống dốc không phanh và đời sống sẽ ngày càng chật vật nếu bạn không xử lý mệt mỏi đúng cách. Do đó, bạn cần chú ý hơn đến thể trạng của mình, đừng để mệt mỏi trở thành mạn tính. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với mệt mỏi thoáng qua do mất ngủ hay cảm cúm.

Các loại mệt mỏi

Bạn có biết rằng, mệt mỏi không chỉ là tính từ chỉ chung cho một tình trạng, mà nó còn được phân ra nhiều loại khác nhau, đó là: 

cac-loai-met-moi.png
Phân loại mệt mỏi
  • Mệt mỏi sinh lý: Thường xảy ra do tập thể dục quá sức, ngủ không đủ giấc, mất ngủ hoặc quá căng thẳng trong tình huống như trước khi thi, người nhà mất,... Đa phần mệt mỏi do sinh lý sẽ được cải thiện đáng kể khi bạn thay đổi lối sống. 

  • Mệt mỏi thứ phát: Thường kéo dài từ 1 - 6 tháng. Nguyên nhân lớn nhất là do bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh mất ngủ, rối loạn lo âu,... Để giải quyết mệt mỏi này, chúng ta cần thời gian dài hơn. Việc thăm khám và tuân thủ điều trị là điều cần thiết với mệt mỏi thứ phát. 

  • Mệt mỏi mạn tính: Xảy ra khi tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và không thuyên giảm khi đã điều trị. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện lớn để xác định chính xác tình trạng bệnh, đánh giá bệnh tổng quát là điều cần thiết vào lúc này. 

Bệnh lý liên quan đến mệt mỏi chân tay rã rời

Mệt mỏi kèm theo chân tay rã rời thường liên quan đến một số bệnh lý sau: 

1. Mệt mỏi do viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mạn tính, chỉ có thể kiểm soát, không thể điều trị dứt điểm. Cùng với khí hậu ngày càng ô nhiễm, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm người mắc viêm mũi dị ứng dễ tái phát. Điều này có nghĩa là bên trong cơ thể họ lúc nào cũng sẵn sàng cho việc viêm. Đó là lý do vì sao họ dễ mệt mỏi, do phải chiến đấu với biểu hiện viêm thầm lặng bên trong cơ thể. 

viem-mui-di-ung-gay-ra-thieu-mau.png
Người mệt mỏi thường do bệnh viêm mũi dị ứng

Để giảm mệt mỏi cho người viêm mũi dị ứng, chúng ta cần: 

- Kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách tránh yếu tố gây viêm như ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú,...

- Sử dụng thuốc hợp lý, đúng lúc để giảm tình trạng viêm và dị ứng. 

- Chú trọng tăng cường sức đề kháng để nâng cao khả năng chống chịu với dị nguyên. 

2. Bệnh tim

Tim là cơ quan chính trong hệ tuần hoàn - nơi cung cấp máu và oxy đến tất cả cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, khi mắc bệnh lý tại tim, dù ít hay nhiều các cơ quan đều trong tình trạng thiếu oxy. Đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi trong các bệnh lý tại tim. 

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm soát bệnh tốt bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị, phối hợp cùng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Lúc này, mệt mỏi sẽ không còn là vấn đề quá lớn.

3. Thiếu máu

Máu có thể được xem là linh hồn của sự sống. Thiếu máu đồng nghĩa với thiếu sức sống. Lúc này, mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. 

nguoi-met-moi-do-benh-thieu-mau.png
Mệt mỏi có thể do bạn đang thiếu máu

Do đó, nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, chân tay mất sức thì khả năng cao là bạn đang trong tình trạng thiếu máu. Để xác thực điều đó, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để thăm khám và xét nghiệm máu. 

Ngoài ra, để phòng ngừa thiếu máu, bạn cũng cần chú ý một số điều sau: 

- Tăng cường thêm sắt trong chế độ ăn từ thực phẩm giàu sắt như các loại trái cây màu cam, đỏ, các loại rau xanh và thịt đỏ.

- Riêng với nữ giới, cần chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn vào những ngày trước và sau chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt là những bạn có kỳ kinh kéo dài (trên 5 ngày) và lượng máu ra nhiều. Trong khoảng thời gian này, bạn cần: 

  • Đa dạng thực phẩm, tăng cường vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và vitamin C. 

  • Thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc.

  • Tránh dùng thực phẩm có chứa cafein. 

- Trong trường hợp bạn chưa có chế độ ăn khoa học, hoặc chưa xây dựng thực đơn giàu sắt, có thể tham khảo bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt như viên uống sắt hữu cơ Mason Natural Ferrous Gluconate,  viên uống bổ sung sắt Sanct Bernhard Eisen-Kapseln

4. Bệnh lý mạn tính

Hầu hết các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch, suy giáp, ung thư,... đều gắn liền với sự mệt mỏi. Nếu bạn kiểm soát bệnh tốt, tình trạng mệt mỏi cũng được kiểm soát hiệu quả. Do đó, nếu bạn đã biết mình mắc bệnh lý mạn tính nào hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Nếu chưa bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời tăng cường một số chất nhất định vào từng độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn như bổ sung canxi khi bước vào tuổi trung niên, tăng cường omega khi gia đình bạn có nhiều người mắc bệnh lý tim mạch, hỗ trợ chức năng xương khớp khi ở tuổi tứ tuần,...

5. Trầm cảm, lo âu

Trầm cảm và lo âu là nguyên nhân hàng đầu gây ra mệt mỏi kéo dài. Tình trạng mệt mỏi do trầm cảm và lo âu gây ra chỉ giảm khi bạn kiểm soát bệnh tình tốt. Do đó, để giảm mệt mỏi trong trường hợp này bạn cần tuân thủ đúng phát đồ điều trị từ bác sĩ. Cùng với đó là củng cố đời sống tinh thần, cải thiện năng lượng sống tích cực mỗi ngày. Tuy vất vả và khó khăn nhưng khi đủ kiên trì bạn chắc chắn sẽ chiến thắng bệnh tật. 

vui-ve-giup-giam-met-moi-hieu-qua.png
Giữ tinh thần tốt để chống trầm cảm, lo âu

Vì khó điều trị, nên chúng ta cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chú trọng xây dựng tinh thần lạc quan, vui vẻ, kiểm soát stress là điều bạn cần chú trọng để mệt mỏi do tâm bệnh không đeo bám bạn ngay từ hôm nay. 

6. Rối loạn giấc ngủ gây ra mệt mỏi

Giấc ngủ là chiếc nôi nuôi dưỡng não bộ. Thiếu ngủ hay rối loạn giấc ngủ khiến não quá tải. Từ đó dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. 

nguoi-met-moi-chan-tay-ra-roi-do-mat-ngu.png
Người mệt mỏi rã rời chân tay có thể do mất ngủ

Vì vậy, nếu bạn mệt mỏi và thường xuyên mất ngủ, hãy sử dụng một số mẹo sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. 

- Quản lý stress. Bạn hãy nhớ rằng, việc gì cũng có thể giải quyết khi bạn có cái đầu tỉnh táo. Do đó, hãy ngủ một giấc đủ sâu để não được thông, rồi mọi thứ sẽ đâu vào đó. 

- Theo dõi lại chế độ ăn. Bạn đừng quên rằng, thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp. Đồ ăn nóng tốt hơn đồ ăn lạnh. Ăn đúng bữa tốt hơn thích đâu ăn đó. Ăn ít nhưng chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà vô bổ. 

- Sử dụng sản phẩm cải thiện giấc ngủ một cách hợp lý, bằng cách chọn đúng sản phẩm, dùng đúng cách và sử dụng đúng đối tượng. Và nếu bạn có nhu cầu tư vấn cải thiện giấc ngủ, có thể liên hệ trực tiếp với Dược sĩ của Nhà thuốc Thảo Trinh để được tư vấn cụ thể, bằng một trong những hình thức sau: 

  • Zalo: 088.6789.247 

  • Hotline: 0909.168.879 

  • Tư vấn: 039.6789.247

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ tại Nhà thuốc Thảo Trinh như: 

7. Mệt mỏi do nhiễm trùng

Mệt mỏi gần như là tình trạng ai cũng gặp phải khi bị nhiễm trùng. Kèm theo đó là sốt, khó chịu, chán ăn. Mức độ mệt mỏi sẽ khác nhau tùy theo mức độ viêm và khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây chỉ là biểu hiện tạm thời, khi tình trạng viêm được kiểm soát, các triệu chứng trên cũng được thuyên giảm đáng kể và biến mất khi cơ thể hết viêm. Tuy nhiên, với một số bệnh lý viêm kéo dài như Covid 19, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài. 

nguoi-met-moi-do-nhiem-trung.png
Người rã rời chân tay có thể do nhiễm trùng

Một số lưu ý hỗ trợ sức khỏe khi nhiễm trùng:

- Chú trọng chế độ ăn, tăng cường thực phẩm bồi bổ. 

- Trong trường hợp người bệnh ăn uống kém, có thể bổ sung thêm các loại sữa cho người bệnh

- Ngoài chế độ ăn, có thể tăng cường thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, có tác dụng bồi bổ hiệu quả, chẳng hạn như Lộc Nhung Nam DượcĐông trùng hồng sâm Nam Dược

Cần làm gì khi mệt mỏi thường xuyên?

Mệt mỏi là biểu hiện chung cho nhiều bệnh lý. Chúng có thể thoáng qua do lối sống, cũng có thể là nguyên nhân từ bệnh lý chưa được xác định. Do đó, bạn cần thực hiện một số bước sau khi bị mệt mỏi thường xuyên. 

1. Xác định mức độ mệt mỏi: Thông thường nếu ở mức nhẹ bạn chỉ cần thay đổi thói quen là có thể giải quyết. Trong trường hợp nặng, bạn cần có sự giúp đỡ từ nhân viên y tế. 

2. Thời gian bị mệt mỏi: 

  • Dưới 6 tháng: Trước hết, bạn cần cải thiện chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Nếu tình trạng mệt mỏi vẫn không thuyên giảm, bạn cần tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ hoặc dược sĩ để cải thiện sức khỏe. 

  • Trên 6 tháng: Cần đến cơ sở uy tín thăm khám sức khỏe toàn diện, nhằm xác định đúng nguyên nhân gây mệt mỏi và xử lý kịp thời. 

3. Một số điều có thể giúp bạn cải thiện cảm giác mệt mỏi nói chung: 

- Vận động phù hợp: Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, với thời lượng phù hợp với sức của mỗi người là điều cần chú trọng. Việc tập quá nhiều có thể gây áp lực lên cơ, khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn. 

- Ăn uống bổ sung: Không có thực phẩm nào có thể giúp bạn hết mệt mỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn như chất xơ và các chất chống oxy hóa. Các chất này có nhiều trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh thức ăn chế biến sẵn và các loại nước giải khát nhiều đường. 

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn. Do đó, kiểm soát cân nặng trong mức cho phép sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

- Ngủ đủ giấc: Mỗi người có nhu cầu giấc ngủ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người cần 7-9 giờ ngủ chất lượng mỗi đêm. Ngủ ít hơn nhu cầu, hoặc có giấc ngủ kém đều khiến bạn mệt mỏi vào sáng hôm sau. Do đó, để có giấc ngủ chất lượng hơn, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau: 

  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ mỗi ngày. 

  • Hạn chế tối đa cafein vào buổi chiều. 

  • Tránh uống nhiều nước trước khi ngủ. 

  • Khó ngủ kéo dài bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. 

- Thư giãn: Ngoài những vấn đề trên, bạn cần tạo sự thư giãn cho cơ thể, kiểm soát stress và căng thẳng bằng một số cách sau: 

  • Đọc sách

  • Nghỉ ngơi hợp lý

  • Thiền

  • Kết nối sâu hơn với người thân, bạn bè

  • Tìm kiếm sở thích cho riêng mình

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe nếu bạn không thể tự mình vượt qua căng thẳng, stress và áp lực. 

Kết luận

Mong rằng, đọc đến đây bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi “người mệt mỏi chân tay rã rời là bệnh gì?”. Cùng với những kiến thức mà Nhà thuốc Thảo Trinh đã chia sẻ, bạn có thể hiểu hơn về sức khỏe của mình.

Nếu cần bất kỳ hỗ trợ nào từ Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong những hình thức sau để được tư vấn cụ thể hơn: 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Zalo: 088.6789.247 

  • Hotline: 0909.168.879 

  • Tư vấn: 039.6789.247   

Địa chỉ: 

  • CN1: 163 Văn Thân, Phường 8, Quận 6, TP.HCM 

  • CN2: 964C, Lò Gốm, Phường 8, Quận 6, TP.HCM

Chia sẻ:
Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh
Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh
ĐĂNG KÝ NHẬN MAIL

Để nhận thông tin mới nhất từ Nhà thuốc Thảo Trinh